Chăm sóc sau khi khâu thẩm mỹ vết thương ở mặt như thế nào?

Khâu thẩm mỹ vết thương ở mặt là bước sau cùng, can thiệp liên quan trực tiếp tới vùng da mặt. Vì nhu cầu thẩm mỹ và đặc trưng vùng da trên mặt nhạy cảm, khó bị co kéo nên phương pháp khâu thẩm mỹ vết thương ở mặt được đánh giá là phù hợp, giúp loại bỏ tối đa phần trăm để lại sẹo trên gương mặt của bệnh nhân sau khi bình phục hoàn toàn.

Da mặt có cấu tạo khó bị co kéo
Da mặt có cấu tạo khó bị co kéo

Tại sao cần chăm sóc khâu thẩm mỹ vết thương ở mặt?

Giống như bất kỳ vết thương nào khác, vết thương phẫu thuật cũng cần thời gian để tự phục hồi và chữa lành. Trong hầu hết các trường hợp, quá trình tự hồi phục hồi diễn ra ngay lập tức. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vì lý do nào đó mà vết thương phẫu thuật không lành lại. Nguyên nhân phổ biến là do nhiễm trùng vết mổ hoặc các yếu tố tiềm ẩn khác. Nếu bạn bị tiểu đường hoặc các bệnh khác ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch thì vết thương phẫu thuật có thể mất nhiều thời gian hơn để tự chữa lành. Cho dù là quá trình phục hồi diễn ra nhanh hay chậm, việc chăm sóc vết thương sau khi khâu thẩm mỹ vết thương ở mặt giúp loại bỏ những nguy cơ tiềm ẩn trên.

Cach Tri Seo Khau Lau Nam 1.jpg

Hiệu quả chăm sóc sau khi khâu thẩm mỹ vết thương ở mặt

Giảm nguy cơ để lại sẹo

Sẹo chính là một trong những khuyết điểm khiến mọi người cảm thấy tự ti hơn rất nhiều, chúng được hình thành sau bất kỳ tổn thương nào phá vỡ tính toàn vẹn của da. Sẹo do phẫu thuật có thể có ảnh hưởng đáng kể đến thể chất và tâm lý. Tác động của sẹo cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào màu sắc, kích thước, vị trí cơ thể, diện tích bề mặt của sẹo. Do đó, việc lường trước khả năng tồn tại sẹo sau mỗi thủ thuật đang trở nên đặc biệt quan trọng. Quá trình chăm sóc vết thương quyết định lớn đến sự hình thành của sẹo. 

Ngăn ngừa nhiễm trùng

Các thủ thuật xâm lấn hay bất kỳ tác động nào làm phá vỡ cấu trúc da đều có khả năng dẫn đến nhiễm trùng vì lúc này, vùng da vẫn hở tạo không gian cho vi khuẩn dễ dàng thâm nhập. Lượng vi khuẩn tồn tại rất nhiều trên da và trong không khí. Sau phẫu thuật, vùng da chưa thể hồi phục ngay và có khả năng tự bảo vệ cơ thể. Vì thế nếu không được chăm sóc tốt, thường xuyên vết thương sau phẫu thuật vẫn có khả năng bị nhiễm khuẩn. Có thể nói, quá trình thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ và cách chăm sóc vết thương đều có tầm quan trọng như nhau. Thậm chí các biến chứng khó lường do nhiễm trùng sẽ hoại tử vùng da quanh vết thương.

Vết thương không được chăm sóc cẩn thận dẫn đến nhiễm trùng
Vết thương không được chăm sóc cẩn thận dẫn đến nhiễm trùng

Hạn chế hậu biến chứng

Các biến chứng sau khâu thẩm mỹ vết thương ở mặt thường gặp liên quan đến biến dạng một hay nhiều bộ phận của cơ thể. Một ca phẫu thuật thành công tốt đẹp không phải chỉ dừng lại ở việc đóng vết khâu trên bàn mổ. Sau phẫu thuật các lỗi do quá trình khâu thẩm mỹ vết thương ở mặt hay chăm sóc không hợp lý có thể dẫn tới biến dạng vết mổ gây cảm giác đau đớn, mất thẩm mỹ. Sẹo xuất hiện lúc này chỉ là hậu quả nhẹ, nguy hiểm hơn là nó liên quan đến cấu trúc mạch máu, xương và dây thần kinh. Điều này sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống, sức khỏe thậm chí là cả tính mạng.

Hướng dẫn chăm sóc và xử lý vết thương khâu thẩm mỹ vết thương ở mặt 

Thông thường, sau khi nhận tin báo đã phẫu thuật thành công, mọi người khá yên tâm và có xu hướng chủ quan trong quá trình chăm sóc và xử lý vết thương. Đừng nên coi thường, hãy tuyệt đối tuân thủ các yêu cầu của bác sĩ sau phẫu thuật thẩm mỹ. Đừng ngại việc trao đổi với bác sĩ những điều bạn sắp làm có được sự cho phép hay không. Ngoài những hướng dẫn của bác sĩ, bạn có thể tham khảo các cách chăm sóc cơ bản dưới đây:

Vệ sinh vết thương hằng ngày

Đây là quy trình hết sức quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến tiến độ lành vết thương. Sát khuẩn vết thương hằng ngày giúp loại bỏ các nguy cơ về nhiễm trùng do các vi khuẩn bên ngoài xâm nhập. Việc lựa chọn và dùng sản phẩm sát trùng lúc này là vô cùng cần thiết. 

Bổ sung nước

Bất kể hình thức phẫu thuật nào cũng làm cơ thể bị mất một lượng máu và dịch nhất định. Việc bổ sung nước cho cơ thể sau thẩm mỹ là rất cần thiết, giúp quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng, vì lượng nước nạp vào giúp cân bằng lại lượng dịch bị chảy ra trước đó. Hãy hình thành thói quen uống nhiều nước, đặc biệt sau khi phẫu thuật và trong quá trình chăm sóc vết thương.

Do Uong Cap Nuoc Cap Am Cho Co The1 1539322981104774226905

Tránh vận động quá sức

Các hoạt động thể lực và lao động nặng nhọc nên hạn chế trong giai đoạn này. Việc vận động thể lực quá sức có thể làm co kéo vùng da vừa phẫu thuật. Quá trình hồi phục vết thương cũng từ đó mà bị gián đoạn. Hãy thư giãn cơ thể để hồi phục vết thương nhanh hơn. Đọc sách, nghe nhạc hoặc xem phim có thể là một lựa chọn tốt giúp khuôn mặt bạn luôn trong trạng thái thoải mái.

Chế độ ăn lành mạnh

Chế độ ăn hợp lý giúp ích rất nhiều cho quá trình khâu thẩm mỹ vết thương ở mặt. Cơ thể sau khi trải qua cuộc phẫu thuật đang trong trạng thái yếu, mệt mỏi nên cần phải được bổ sung dinh dưỡng. Hãy bổ sung thêm nhiều protein, khoáng chất và vitamin cho bữa ăn hằng ngày của bạn. Ngoài ra bạn cần tránh sử dụng các chất kích thích trong thời gian đầu. 

Sau khi khâu thẩm mỹ vết thương ở mặt, chế độ ăn uống tác động trực tiếp đến quá trình phục hồi
Sau khi khâu thẩm mỹ vết thương ở mặt, chế độ ăn uống tác động trực tiếp đến quá trình phục hồi

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.