Hiện nay, khi công nghệ làm đẹp ngày càng hiện đại và luôn đổi mới để phù hợp với nhu cầu của con người, đặc biệt là phái đẹp, các phương pháp sinh ra nhằm xoá bỏ mọi khuyết điểm trên cơ thể cũng trở nên phổ biến hơn. Bài viết dưới đây sẽ nói về những kinh nghiệm phẫu thuật cười hở lợi – một trong những trào lưu làm đẹp mới mà giới trẻ quan tâm.
Nguyên nhân dẫn đến cười hở lợi
Thông thường, cười hở lợi do các nguyên nhân từ các bộ phận liên quan gây ra:
– Môi: Trường lực cơ vòng môi khi cười quá lớn dẫn đến hở lợi.
– Xương hàm: Trong trường hợp vòng xương hàm phát triển mạnh và lộ nhiều ra ngoài nhiều sẽ gây ra cười hở lợi.
– Răng: Nếu răng quá ngắn sẽ mất cân xứng giữa chiều cao của răng và lợi. Vì vậy, khi cơ nâng môi bình thường mà răng ngắn thì vẫn có khả năng cười hở lợi.
– Nướu (lợi):
+ Lợi phát triển quá mạnh do bẩm sinh.
+ Lợi phì đại do các bệnh lý khác gây nên.
Hậu quả khi bị cười hở lợi
Theo kinh nghiệm phẫu thuật cười hở lợi của một số người thì họ chia sẻ trước đây, họ đã từng gặp không ít những khó khăn trong cuộc sống. Đặc biệt, đối với những người phụ nữ chú trọng vẻ bề ngoài thì điều này còn ảnh hưởng nặng nề hơn:
- Cười gượng gạo, kém tự nhiên
Nụ cười được ví là nguồn năng lượng tích cực cho bản thân cũng như người đối diện. Thế nhưng, một nụ cười không hoàn hảo, bị hở lợi sẽ khiến bản thân mặc cảm, cười không tự nhiên.
- Không tự tin trong giao tiếp
Trong một cuộc nói chuyện bình thường, những người cười hở lợi thường né tránh đối phương khi họ cười để không bị lộ khuyết điểm trên gương mặt. Do đó, họ không tự tin khi giao tiếp với người khác, ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ của cả hai,…
- Công việc bị ảnh hưởng
Ngoại hình tốt là một điểm cộng khá lớn đối với những người làm trong ngành dịch vụ, đặc biệt là khi gặp và thuyết phục khách hàng. Cười hở lợi khó có thể tạo ấn tượng tốt khi tiếp xúc với đối tác và sếp lớn.
Cười hở lợi có thể được khắc phục vĩnh viễn bằng phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ. Nếu bạn đang băn khoăn tìm những đánh giá, kinh nghiệm phẫu thuật cười hở lợi của những người từng trải, mục dưới đây sẽ đáp ứng đầy đủ cho bạn các thông tin hữu ích.
Những kinh nghiệm phẫu thuật cười hở lợi
Phẫu thuật cười hở lợi có đau không?
Thực ra, phẫu thuật cười hở lợi có đau không được đánh giá dựa vào nhiều yếu tố: cơ địa mỗi người, kỹ thuật, tay nghề bác sĩ. Tâm lý của đa số bệnh nhân khi nhắc đến phẫu thuật thường sợ đau, ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt, công việc hằng ngày.
Khi bạn đã tìm đúng địa chỉ thẩm mỹ uy tín, các bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê cho bạn trước khi phẫu thuật nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm không có cảm giác đau đớn trong suốt quá trình làm.
Sau khi kết thúc phẫu thuật, bạn sẽ cảm thấy hơi ê nhức vì thuốc tê lúc này đã hết, bạn chỉ cần nghỉ dưỡng và uống thuốc giảm đau đúng chỉ định của bác sĩ.
Thời gian thực hiện phẫu thuật chữa cười hở lợi có lâu không?
Tùy vào tính chất từng người, mức độ hở lợi nặng hay nhẹ sẽ quyết định thời gian phẫu thuật nhanh chậm khác nhau. Trung bình thời gian thực hiện một ca phẫu thuật cười hở lợi chuyên nghiệp sẽ kéo dài khoảng 2 – 3 tiếng.
Lưu ý: Khi đã quyết định lựa chọn phương pháp này cũng đồng nghĩa với việc bạn phải nghiêm túc thực hiện những yêu cầu của bác sĩ trước, trong và sau khi phẫu thuật. Điều này giúp quá trình sửa lợi diễn ra suôn sẻ, thuận lợi và an toàn.
Xử lý cơn đau sau phẫu thuật
Hậu phẫu thuật, khi thuốc giảm đau đã hết, bạn khó tránh khỏi việc đau buốt phần lợi. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng, vì đây là biểu hiện rất bình thường, điều quan trọng là bạn phải chuẩn bị tâm lý thật tốt trước đó.
Nếu trong trường hợp bạn cảm thấy quá đau đớn so với mức chịu đựng của mình, hãy liên hệ hoặc đến trực tiếp bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và theo dõi vết thương. Thông thường, bác sĩ chỉ kiểm tra xem có phát sinh hay biến chứng lạ và đưa ra phương án xử lý kịp thời, không tổn hại đến sức khỏe bệnh nhân.
Chế độ ăn uống sau phẫu thuật
Đây có lẽ một trong những kinh nghiệm phẫu thuật cười hở lợi được quan tâm nhất đối với những bạn sắp, đang chuẩn bị làm phẫu thuật. Bởi lẽ, răng và lợi lúc này vừa trải qua quá trình bóc, tách,…nên việc ăn uống không thể dễ dàng.
Sau hậu phẫu:
- Trong 3 ngày đầu: Bạn nên uống nhiều nước, bổ sung các chất điện giải để thanh lọc và nuôi dưỡng cơ thể. Những ngày tiếp theo hãy bổ sung các loại thức ăn được chế biến thành nước (dạng lỏng): sữa, nước ép hoa quả, cháo,…
- Sau 14 ngày: Bạn nên ăn thức ăn mềm, ít dùng đến cơ hàm nhai.
- Sau 30 ngày: Lúc này, bạn có thể ăn cơm trở lại kết hợp với canh rau củ mềm chứa nhiều protein, vitamin,…để bổ sung dưỡng chất bù cho những ngày trước đó. Khi đã quay trở lại với thói quen ăn uống trước đó cũng không đồng nghĩa với việc bạn được ăn hải sản, rau muống, đồ nếp, thực phẩm cay nóng, rượu, cafe,…Bởi lẽ quá trình phục hồi cần có thời gian thích nghi dần.